UBND HUYỆN TÂY SƠN TRUNG TÂM GDNN – GDTX |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: 22/KH-TTGDNNGDTX |
Tây Sơn, ngày 25 tháng 8 năm 2022 |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
NĂM HỌC 2022–2023
- CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung Ương về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học viên từ năm học 2017-2018;
Căn cứ Thông tư 12/2020/TT-BGDĐT ngày 26/7/2020 của Bộ GDĐT về Ban hành chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông;
Căn cứ Công văn số 5512/BGDĐT ngày 18/12/2020 của Bộ GDĐT về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của Trung tâm;
Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 của Bộ GDĐT về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023;
Quyết định số 2502/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ vào đặc điểm tình hình và điều kiện thực tế của đơn vị, Trung tâm GDNN – GDTX huyện Tây Sơn xây dựng kế hoạch giáo dục Trung tâm năm học 2022-2023 như sau:
- BỐI CẢNH GIÁO DỤC CỦA QUỐC GIA, ĐỊA PHƯƠNG VÀ TRUNG TÂM
2.1. Bối cảnh bên ngoài
2.1.1. Thời cơ
Trung tâm GDNN-GDTX Huyện Tây Sơn là đơn vị sự nghiệp với nhiều loại hình đào tạo: Dạy chương trình GDTX, hướng nghiệp dạy nghề phổ thông, dạy chương trình sơ cấp nghề…
Trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, Trung tâm được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, UBND huyện; sự hướng dẫn chuyên môn sâu sát của Sở GD&ĐT, Sở LĐ-TB&XH.
Sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng của các ban ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn, các trường THCS, THPT trên trên địa bàn huyện. Đặc biệt, một số xã, thị trấn đã được quy hoạch tái cơ cấu nông nghiệp đã quan tâm phối hợp tốt với Trung tâm để triển khai công tác đào tạo nghề.
2.1.2. Thách thức
Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương đối với Trung tâm cũng đặt ra cho Trung tâm nhiều áp lực: Cần phải đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Môi trường tiêu cực ngoài xã hội ngày càng phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến học viên, làm cho một bộ phận ham chơi, ỷ lại không chăm học, đạo đức giảm sút, tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng môi trường giáo dục của Trung tâm.
Kinh tế của phụ huynh học viên đa phần phụ thuộc vào nông nghiệp. Giá nông sản thấp, mất mùa, dịch bệnh, phụ huynh đi làm ăn xa, không quan tâm nhiều đến con được phó mặc cho Trung tâm nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc chấp hành nội quy Trung tâm.
2.2. Bối cảnh bên trong
2.2.1. Điểm mạnh của Trung tâm
Trung tâm có đội ngũ cán bộ, giáo viên yêu nghề, giàu kinh nghiệm. Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên là 25 người, trong đó Nữ 12; Cán bộ quản lý: 02, Giáo viên: 18, Nhân viên: 5; Dân tộc thiểu số: 0; được chia làm 4 tổ chuyên môn, nghiệp vụ: 01 tổ Giáo vụ, 01 tổ Hành chính-Tổng hợp, 01 tổ Đào tạo nghề-Hướng nghiệp, 01 tổ Giáo dục thường xuyên. Trình độ: Chuyên môn: Thạc sĩ 2, Đại học: 17, Cao đẳng: 03, Trung cấp: 01; Lý luận chính trị: 05 trung cấp, góp phần triển khai và đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tỷ lệ giáo viên nằm trong độ tuổi sinh sản thấp, vì vậy không ảnh hưởng nhiều công tác phân công chuyên môn và các hoạt động khác của Trung tâm.
Điều kiện cơ sở vật chất của Trung tâm được trang bị tương đối đầy đủ thiết bị dạy học đảm bảo triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, cụ thể như sau:
– Trung tâm có 5 dãy phòng học với 20 phòng học kiên cố, bàn ghế đúng quy cách, hệ thống chiếu sáng và quạt điện được trang bị đầy đủ và được tu sửa thường xuyên và đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động dạy và học, đổi mới phương pháp.
– Có phòng làm việc của Ban giám đốc, phòng Kế toán, Văn thư, hiện tại phòng Thư viện chưa được trang bị khang trang và còn thiếu phòng Y tế.
– Có 01 phòng hội đồng, 02 phòng thực hành Tin học.
– Có 01 khu nhà xe giáo viên và 02 khu nhà xe cho học viên.
– Có công trình vệ sinh công cộng, công trình riêng cho giáo viên, nhân viên và công trình vệ sinh cho học viên đảm bảo sử dụng tốt và vệ sinh môi trường; có 03 giếng khoan đảm bảo tưới cây xanh và hoa trong khuôn viên Trung tâm.
2.2.2. Điểm yếu của Trung tâm
Một bộ phận học viên điều kiện học tập có nhiều khó khăn; sự quan tâm của cha, mẹ đến việc học tập của học viên còn hạn chế nên kết quả học tập còn thấp.
Cơ sở vật chất Trung tâm còn thiếu nhà đa năng, phòng bộ môn, phòng thực hành Lý, Hoá, Sinh; điều kiện giảng dạy và học tập, bồi dưỡng học viên giỏi và phụ đạo học viên yếu còn khó khăn.
Những mặt tiêu cực ngoài xã hội tác động không nhỏ đến tâm lý học viên nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của Trung tâm.
2.3. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục Trung tâm
– Đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá học viên theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên; chuyển từ phương pháp dạy học theo hướng truyền thụ một chiều sang phát huy phẩm chất và năng lực người học.
– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên Trung tâm; nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về chương trình giáo dục phổ thông mới.
– Ứng dụng CNTT trong dạy-học và công tác quản lý.
– Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của Trung tâm về công tác quản lý, giảng dạy.
– Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp và đồng bộ đáp ứng nội dung môn học.
- MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM
3.1. Mục tiêu chung
– Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả, sáng tạo phù hợp với thực tế Trung tâm việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tiếp tục thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học viên tích cực” và thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Triển khai đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước và các văn bản liên quan trong Ngành giáo dục.
– Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý của Ban giám đốc, tổ trưởng chuyên môn và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong Trung tâm. Chú trọng tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục; tập trung đổi mới phong cách, nâng cao hiệu quả công tác quản lý theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, thực hiện quyền tự chủ trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục gắn với việc nâng cao năng lực quản trị Trung tâm, cá nhân thực hiện nhiệm vụ.
– Thực hiện có hiệu quả các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực, đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá học viên nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học viên; nâng cao chất lượng dạy học thực hành, thí nghiệm, dạy học ngoại ngữ, dạy học qua di sản..; tăng cường kĩ năng thí nghiệm, thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức học tập, nghiên cứu khoa học của học viên.
– Tăng cường ứng dụng CNTT vào các hoạt động trong Trung tâm, nhất là ứng dụng trong học tập, giảng dạy và quản lý giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giảm tỉ lệ học viên bỏ học, học viên yếu kém, tăng tỉ lệ học viên khá giỏi. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp, nâng cao chất lượng định hướng nghề nghiệp cho học viên, đẩy mạnh phân luồng học viên sau tốt nghiệp trung học phổ thông. Nâng cao chất lượng và hiệu quả về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, giáo dục thẩm mĩ cho học viên.
– Thực hiện nghiêm kỷ cương nề nếp dạy và học, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
– Tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên và tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt chú trọng công tác tự bồi dưỡng một cách hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông.
– Tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thực hiện tốt công tác vận động tài trợ, tăng cường vật chất, thiết bị dạy học, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện; thực hiện tốt công tác tự đánh giá.
– Tăng cường sự phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong Trung tâm như Công đoàn, Hội khuyến học, Hội CMHV Trung tâm, chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong việc giáo dục toàn diện cho học viên.
– Tập trung phát hiện, bồi dưỡng học viên có tố chất, năng khiếu ở các bộ môn tham dự Kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh; chú trọng công tác giáo dục đại trà, nâng cao kết quả giáo dục toàn diện của Trung tâm ngày càng đi lên.
3.2. Mục tiêu cụ thể
– Năng lực khối lớp 10:
+ Tốt: Chiếm tỉ lệ trên 4%
+ Khá: Chiếm tỉ lệ trên 63%
+ Đạt: Chiếm tỉ lệ dưới 30%
+ Chưa đạt: Chiếm tỉ lệ dưới 3%
– Phẩm chất khối lớp 10:
+ Tốt: Chiếm tỉ lệ trên 70%
+ Khá: Chiếm tỉ lệ dưới 30%
(Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HV khối lớp 10 năm học 2022-2023 dựa theo Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT)
– Học lực khối lớp 11, 12:
+ Giỏi: Chiếm tỉ lệ trên 6%
+ Khá: Chiếm tỉ lệ trên 60%
+ Trung bình: Chiếm tỉ lệ dưới 31%
+ Yếu: Chiếm tỉ lệ dưới 4%
– Hạnh kiểm khối lớp 11,12:
+ Tốt: Chiếm tỉ lệ trên 65%
+ Khá: Chiếm tỉ lệ dưới 35%
– Số học viên được lên lớp thẳng và được dự thi Tốt nghiệp THPT: Chiếm tỉ lệ trên 95%.
– Số học viên thi đạt Tốt nghiệp THPT: Đạt tỉ lệ trên 85%.
– Học viên vi phạm kỷ luật: Chiếm tỉ lệ dưới 2%.
– Học viên được tư vấn hướng nghiệp: 100% học viên.
– Học viên lớp 11 được học nghề phổ thông: 100% học viên.
(Kết quả thi TN nghề PT: 70% Giỏi, 25% Khá, 5% Trung bình)
– Học viên được trang bị các kĩ năng sống cơ bản, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, thực hiện tốt qui định pháp luật, qui định Trung tâm, có kĩ năng làm việc nhóm, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn, có tính trung thực.
- NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
4.1. Khung kế hoạch dạy học chương trình chính khóa
Thực hiện theo Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 của Bộ GDĐT về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022- 2023 và Căn cứ Quyết định số 2502/QĐ-UBND, ngày 10/8/2022 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Trung tâm GDNN-GDTX Huyện Tây Sơn xây dựng Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học:
– Học kì I (18 tuần): Từ ngày 5/9/2022 đến trước ngày 15/01/2023
– Học kì II (17 tuần): Từ ngày 17/1/2023 đến trước ngày 25/5/2023
THÁNG |
NỘI DUNG CHÍNH TRONG THÁNG |
GHI CHÚ |
Tháng 9/2022 | – Triển khai công tác tháng 9
– Dạy và học chương trình HKI; – Thực hiện PCCM và TKB-Lần 1 (GDTX) – Triển khai kế hoạch thu HP, BHYT,… – Duyệt KHGD môn học – Cập nhật thông tin học viên, PCCM,… à cung cấp tài khoản vnEdu cho GVCN, GVBM – Xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ NH |
|
Tháng 10/2022 | – Triển khai công tác tháng 10
– Hội nghị VC – Họp CMHS đầu năm – Thao giảng lần 1 – Kiểm tra hồ sơ lần 1 |
|
Tháng 11/2022 | – Triển khai công tác tháng 11
– Kiểm tra giữa kì – Tổ chức hoạt động chào mừng 20/11 – Thao giảng lần 2 – Hoàn tất thu học phí HKI (30/11) |
|
Tháng 12/2022 | – Triển khai công tác tháng 12
– Thẩm định sáng kiến – Rà soát tiến độ thực hiện chương trình, lên kế hoạch dạy bù (nếu có) – GVBM nộp đề KT – Lên kế hoạch kiểm tra HKI – Triển khai đề cương ôn tập – Duyệt đề KT, in sao đề KT HKI – Ôn tập – Kiểm tra hồ sơ lần 2 |
|
Tháng 01/2023 | – Kiểm tra HKI
– GV chấm bài KT HKI – Tiến hành vào điểm HKI |
|
– Dạy và học chương trình HKII;
– Thực hiện PCCM và TKB-Lần 2 (GDTX) – Triển khai kế hoạch thu HP HKII – Chuẩn bị cho các HĐ chào mừng Tết Nguyên đán 2023 – Tết Nguyên đán 2023 (22/1 à 26/1) |
||
Tháng 2/2023 | – Triển khai công tác tháng 2
– Thao giảng lần 3 – Kiểm tra hồ sơ lần 3 |
|
Tháng 3/2023 | – Triển khai công tác tháng 3
– Tổ chức các hoạt động dạy tốt học tốt nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 – Kiểm tra giữa kì II – Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3 |
|
Tháng 4/2023 | – Triển khai công tác tháng 4
– Hoàn tất thu học phí HKII (16/4) – Thao giảng lần 4 – Rà soát tiến độ thực hiện chương trình, lên kế hoạch dạy bù (nếu có) – GVBM nộp đề KT – Lên kế hoạch kiểm tra HKII – Triển khai đề cương ôn tập – Duyệt đề KT, in sao đề KT HKII – Nhập danh sách và tạo tài khoản cho thí ĐKDT Tốt nghiệp THPT 2023 – Sắp xếp thời gian dạy bù cho các ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 |
|
Tháng 5/2023 | – Triển khai công tác tháng 5
– Ôn tập – Kiểm tra hồ sơ lần 4 – Kiểm tra HKII – GV chấm bài KT HKII – Tiến hành vào điểm HKII – Kiểm tra dữ liệu ĐKDT; duyệt và trả phiếu ĐKDT của thí sinh thi TN THPT 2023. – Tổng kết năm học 2022-2023 |
(Khung thời gian này có thể điều chỉnh tùy Công văn cấp trên và tình hình thực tế.)
Nội dung chương trình và kế hoạch giáo dục, cụ thể:
– Lớp 10: Theo CT GDTX cấp THPT 2018
Nội dung giáo dục:
a) Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Lịch sử; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
b) Các môn học lựa chọn gồm
– Vật lí, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ trồng trọt.
Học viên chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.
c) Các chuyên đề học tập
Chuyên đề học tập là nội dung giáo dục dành cho học viên trung học phổ thông, nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học viên tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10 học viên chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của Trung tâm.
Trung tâm xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học lựa chọn và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của học viên vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của Trung tâm.
Môn học tự chọn: Tiếng Anh.
Thời lượng giáo dục:
Nội dung giáo dục |
Số tiết/năm/lớp |
|
Môn học bắt buộc (3) | Ngữ văn | 105 |
Toán | 105 | |
Lịch sử | 52 | |
Môn học lựa chọn | Vật lí | 70 |
Sinh học | 70 | |
Địa lí | 70 | |
Tin học | 70 | |
Công nghệ trồng trọt | 70 | |
Chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề) | 105 | |
Hoạt động GD bắt buộc: | Hoạt động trải nghiệm, HN | 105 |
Môn học, hoạt động giáo dục tự chọn tự chọn | ||
Tiếng Anh | 105 | |
Nội dung giáo dục địa phương | 35 | |
Tổng số tiết học/năm học (trừ các môn học tự chọn) | 752 | |
Số tiết học TB/tuần (không kể các môn học tự chọn) | 21,5 |
– Lớp 11, 12 như sau:
Stt | Môn | Khối 11- 2 lớp | Khối 12- 1 lớp | Tổng số tiết/tuần | |||
HK I | HK II | HK I | HK II | HK I | HK II | ||
1 | Toán | 4 | 4 | 4 | 4 | 128 | 128 |
3 | Lí | 2 | 2 | 2 | 2 | 64 | 64 |
4 | Hoá | 2 | 2 | 2 | 2 | 64 | 64 |
6 | Sinh | 2 | 1 | 2 | 1 | 64 | 32 |
7 | Văn | 4 | 3 | 3 | 3 | 112 | 96 |
8 | Sử | 1 | 1 | 2 | 1 | 48 | 32 |
9 | Địa | 1 | 1 | 1 | 2 | 32 | 48 |
14 | SH+CC | 2 | 2 | 2 | 2 | 64 | 64 |
Cộng | 18 | 16 | 18 | 17 | 576 | 528 |
Ngoài ra, lớp 11 học nghề Phổ thông với thời lượng 03 tiết/tuần (35 tuần)
Trung tâm còn dành thời gian cho bồi dưỡng HSG, phụ đạo HV yếu kém xuyên suốt năm học và ôn thi tốt nghiệp và tổ chức thi thử năm 2023 cho HV lớp 12 phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và theo quy định của cấp trên.
4.2. Hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ
– Hoạt động ngoại khóa:
TT | CHỦ ĐỀ/ NỘI DUNG | THỜI GIAN | HÌNH THỨC |
1. | Khảo sát tiềm năng du lịch qua hoạt động trải nghiệm thực tế | Tháng 10/2022 | Trải nghiệm thực tế và báo cáo thu hoạch |
2. | Tìm hiểu về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 | Tháng 11/2022 | Tổ chức cuộc thi tìm hiểu hình ảnh người Thầy qua thơ ca và âm nhạc. |
3. | Hội thi An toàn giao thông | Tháng 02/2023 | Tổ chức hội thi, sân khấu hóa |
4. | Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên | Tháng 03/2023 | Tổ chức hội thi, sân khấu hóa |
5. | Tham quan, tìm hiểu các di tích Văn hoá, lịch sử tỉnh Bình Định. | Tháng 04/2023 | Trải nghiệm thực tế, viết thu hoạch. |
– Câu lạc bộ:
+ Câu lạc bộ stem
+ Câu lạc bộ sức khỏe vị thành niên
- KHUNG THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Buổi | Thời gian | Hoạt động | |||
Khối 10 | Khối 11 | Khối 12 | |||
Sáng | 7h00-7h45 | 45 phút | Tiết 1 | Tiết 1 | Tiết 1 |
7h50-8h35 | 45 phút | Tiết 2 | Tiết 2 | Tiết 2 | |
8h50-9h35 | 45 phút | Tiết 3 | Tiết 3 | Tiết 3 | |
9h40-10h25 | 45 phút | Tiết 4 | Tiết 4 | Tiết 4 | |
10h30-11h15 | 45 phút | Tiết 5 | Tiết 5 | Tiết 5 | |
Buổi chiều (nghề Phổ thông; Trung cấp nghề; Hoạt động TN, HN) | |||||
Chiều | 14h00-14h45 | 45 phút | Tiết 1 | Tiết 1 | Tiết 1 |
14h50-15h35 | 45 phút | Tiết 2 | Tiết 2 | Tiết 2 | |
15h50-16h35 | 45 phút | Tiết 3 | Tiết 3 | Tiết 3 |
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Công tác quản lý, chỉ đạo
– Giám đốc:
+ Nghiên cứu, tìm hiểu và nắm vững những điểm cốt lõi của Chương trình GDPT tổng thể và chương trình môn học ở cấp THPT theo CT GDPT 2018.
+ Chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục Trung tâm; chuẩn bị các nguồn lực để triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018.
+ Chủ trì xây dựng kế hoạch giáo dục Trung tâm, phân phối thực hiện CTGD cấp học của Trung tâm trên cơ sở CTGDPT 2018 do Bộ GD & ĐT ban hành và phù hợp với điều kiện Trung tâm.
– Tổ trưởng chuyên môn:
+ Nghiên cứu, tìm hiểu và nắm vững những điểm cốt lõi của Chương trình GDTX cấp THPT tổng thể và chương trình môn học ở cấp THPT theo CT GDTX cấp THPT 2018 nhằm tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục Trung tâm và nội dung nhiệm vụ được Giám đốc phân công phụ trách.
+ Phối hợp với Giám đốc huy động sự tham gia các lực lượng bên trong, bên ngoài Trung tâm để có đầy đủ thông tin và tìm kiếm sự hợp tác, đồng thuận khi xây dựng kế hoạch giáo dục Trung tâm.
+ Nắm được chương trình giáo dục phổ thông mới; nắm được chương trình bộ môn mình phụ trách cùng với phương pháp và kĩ thuật dạy học; nắm được cách đánh giá theo hướng phát huy năng lực người học.
6.2. Công tác kiểm tra, giám sát
Ban giám đốc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học về tất cả các mặt hoạt động trong Trung tâm: Hoạt động dạy và học, tổ chức thi giữa kì và cuối kì, công tác bồi dưỡng học viên giỏi và giáo dục đại trà, công tác phụ đạo học viên yếu kém, công tác tài chính, công tác bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, công tác giáo dục đạo đức học viên … nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển Trung tâm, phát triển người giáo viên và học viên nói riêng, chấn chỉnh kịp thời các nội dung không phù hợp với quy định.
6.3. Chế độ thông tin, báo cáo
Các tổ chức, đoàn thể trong Trung tâm thường xuyên đánh giá hoạt động và báo cáo kết quả thực hiện cho Giám đốc hàng tháng, hàng quý và từng học kì để Giám đốc nắm bắt thông tin toàn bộ các hoạt động trong Trung tâm để chỉ đạo triển khai cho phù hợp.
Trên đây là kế hoạch giáo dục của Trung tâm GDNN – GDTX huyện Tây Sơn năm học 2022-2023./.
Nơi nhận:
– Sở GD&ĐT (báo cáo); – Các tổ chuyên môn (để thực hiện); – Lưu: VT. |
GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Phù Quốc Tiến |