PHỤ LỤC chuẩn đầu ra các nghề đào tạo trình độ Sơ cấp

PHỤ LỤC chuẩn đầu ra các nghề đào tạo trình độ sơ cấp

Phụ lục 1

 

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGHỀ MAY CÔNG NGHIỆP

(Kèm theo Quyết định số      /QĐ-TTGDNNGDTX ngày 14/02/2022

của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Tây Sơn)  

 

Tên nghề: May công nghiệp

Trình độ đào tạo: Sơ cấp (bậc 1)

Hệ đào tạo: Chính quy

Học xong chương trình này học viên đạt được các chuẩn sau:

– Kiến thức:

+ Hiểu về ngành may công nghiệp, công nghệ may, vật liệu may, các chi tiết của máy may, nguyên lý tổ chức các khâu trong công nghệ may theo dây chuyền.

+ Trình bày được quy trình gia công, an toàn lao động, vệ sinh trong sản xuất.

+ Trình bày được kỹ thuật may các đường may căn bản, cấu tạo, sử dụng, vận hành các loại máy móc thiết bị thông dụng trong dây chuyền may công nghiệp.

– Kỹ năng:

+ Phân biệt và sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ thích hợp.

+ Sử dụng thành thạo máy may công nghiệp để thực hiện được các công đoạn khi may sản phẩm.

– Thái độ:

+ Nhận thức đúng đắn về ngành may, tính kiên trì và chịu khó học tập.

+ Tổ chức hợp lý hóa nơi làm việc, lên kế hoạch triển khai công việc chu đáo, có hiệu quả.

* Cơ hội việc làm: Học viên sẽ là công nhân may trực tiếp trong xí nghiệp may hoặc nhận hàng gia công may tại nhà.

Danh mục, số lượng, thời lượng các mô đun: 

mô đun

Tên mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ01

Các đường may căn bản

3 120 13 104 3

MĐ02

Kỹ thuật may áo sơ mi

3 120 12 105

3

MĐ03

Kỹ thuật may quần âu

3 120 11 106

3

Tổng cộng 9 360 36 315

9

Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Khối lượng kiến thức cơ bản của nghề: Hiểu biết được yêu cầu về kiến thức cơ sở như: Vật liệu may, An toàn lao động, Vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nghề may công nghiệp; Hiểu được được phương pháp may chi tiết và lắp ráp các chi tiết trên sản phẩm may thông dụng; kiểm tra được sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu may công nghiệp.

+ Kỹ năng nghề:  Học viên sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ phụ trợ trên trên dây chuyền may công nghiệp như máy may 1 kim; máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ; …; Vận hành thiết bị an toàn và đúng quy trình kỹ thuật để thực hiện may các đường may cơ bản như đường vắt sổ; đường may can; đường may viền; đường may cuốn; đường may mí; đường may lộn; đường may diễu đúng yêu cầu kỹ thuật; và may các chi tiết trên sản phẩm áo sơ mi hoặc quần âu như may ly chiết; may nẹp; may túi; may măng sét; may cổ; may cửa khoá quần; may cạp quần đạt yêu cầu chất lượng của tài liệu kỹ thuật;

+ Các kỹ năng cần thiết khác: Bố trí thời gian kỹ năng thực hành may trên dây chuyền nhằm rèn luyện kỹ năng may các loại sản phẩm trên dây chuyền may công nghiệp giúp cho học viên có khả năng đáp ứng nhanh với dây chuyền may công nghiệp khi tham gia sản xuất thực tế.

+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. Hình thức tổ chức học tập có thể giảng dạy lưu động tại các địa phương hoặc các cơ sở may của ngành may công nghiệp.

 

==============================================

 

Phụ lục 2

 

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN

(Kèm theo Quyết định số      /QĐ-TTGDNNGDTX ngày 14/02/2022

của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Tây Sơn)

 

Tên nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn

Trình độ đào tạo: Sơ cấp (bậc 1)

Hệ đào tạo: Chính quy

Học xong chương trình này học viên đạt được các chuẩn sau:

– Kiến thức:

+ Trình bày được một số vấn đề cơ bản về dinh dưỡng trong ăn uống.

+ Trình bày được cách lựa chọn, bảo quản thực phẩm nhằm mang lại hiệu quả cao trong chế biến món ăn.

+ Trình bày được quy trình chế biến các món ăn cơ bản.

– Kỹ năng:

+ Phân loại, lựa chọn và sơ chế, cắt tỉa nguyên liệu cơ bản.

+ Phối hợp nguyên phụ liệu động, thực vật cơ bản và trình bày món ăn.

+ Xây dựng thực đơn, kỹ thuật bày bàn.

+ Gấp được các kiểu khăn ăn .

+ Chế biến được các món ăn thông dụng và các món ăn đặc biệt.

– Thái độ:

+ Rèn luyện tính chăm chỉ, sáng tạo, ham học hỏi những kiến thức mới.

+ Đảm bảo an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm.

* Cơ hội việc làm:

– Tự làm việc độc lập hoặc ứng dụng khả năng đã học làm việc trong các doanh nghiệp về lĩnh vực ăn uống.

– Làm cấp dưỡng tại các trường mầm non.

– Chế biến món ăn phục vụ đám cưới, đám tiệc…

Danh mục số lượng, thời lượng các mô-đun:

mô đun

Tên mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó
Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ01

Tổng quan về chế biến món ăn.

1 32 11 18 03

MĐ02

Xây dựng thực đơn, Kỹ thuật bày bàn, gấp khăn ăn.

1 32 08 21 03

MĐ03

Kỹ thuật cắt tỉa trang trí và trình bày món ăn cơ bản.

1 64 09 52

03

MĐ04

Thực hành chế biến món ăn.

4 192 39 150

03

Tổng cộng 7 320 67 241

12

Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Khối lượng kiến thức cơ bản của nghề: Có kiến thức về tập quán, khẩu vị ăn uống của người Việt, một số vấn đề cơ bản về dinh dưỡng trong ăn uống, các loại dụng cụ, thiết bị nhà bếp thông dụng, cách lựa chọn và bảo quản nguyên liệu thực phẩm, các phương pháp làm chín thực phẩm vào chế biến món ăn.

+ Kỹ năng nghề: Xây dựng được thực đơn, kỹ thuật bày bàn, gấp khăn ăn; kỹ thuật cắt tỉa trang trí và trình bày món ăn cơ bản.

+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp; có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân; có tinh thần cầu tiến, thiết lập mối quan hệ công tác tốt với đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và giao tiếp xã hội.

 

=============================================

 

Phụ lục 3

 

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG

(Kèm theo Quyết định số      /QĐ-TTGDNNGDTX ngày 14/02/2022

của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Tây Sơn)

 

Tên nghề: Điện dân dụng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp (bậc 1)

Hệ đào tạo: Chính quy

Học xong chương trình này học viên đạt được các chuẩn sau:

– Kiến thức:

+ Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn điện và phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật.

+ Trình bày được nguyên lý cấu tạo, tính năng, công dụng và cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ đo, các khí cụ điện hạ thế điều khiển bằng tay; khí cụ bảo vệ trong lĩnh vực điện dân dụng.

+ Trình bày được phương pháp tính toán tiết diện dây dẫn, thiết bị đóng cắt, phụ tải của một căn hộ đường ống nổi, âm.

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp lắp đặt và quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nhiệt gia dụng.

+ Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện.

+ Trình bày cách tính toán số liệu dây quấn và trình tự quấn động cơ điện.

– Kỹ năng:

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động; sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; cấp cứu nạn nhân bị điện giật;

+ Tổ chức thi công, lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa được hệ thống điện dân dụng đường ống đi dây nổi, âm.

+ Kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế các hư hỏng thường gặp của thiết bị điện gia dụng như: bàn là, nồi cơm điện, máy bơm nước, quạt điện.

+ Thực hiện thao tác quấn động cơ điện.

+ Kiểm tra sửa chữa động cơ điện.

+ Thực hiện thao tác lắp mạch điều khiển dùng khởi động từ đơn và khởi động từ kép.

– Thái độ:

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp.

Cơ hội việc làm: có khả năng lắp đặt, bảo trì hệ thống điện trong các văn phòng, nhà dân; làm việc cho các công ty xây dựng chuyên về thi công điện nước; các trung tâm bảo hành sửa chữa đồ điện dân dụng…

Danh mục, số lượng, thời lượng các mô đun:

mô đun

Tên môđun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong  đó
Lý thuyết Thực hành

Kiểm tra

MĐ 01

Thực hành điện cơ bản

3

120 20 95

5

MĐ 02

Kiểm tra sửa chữa thiết bị điện gia dụng

2 100 18 77 5
MĐ 03

Sửa chữa động cơ điện

2 100 14 81

5

Tổng cộng 7 320 52 253

15

 

Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm

+ Khối lượng kiến thức cơ bản của nghề: Trình bày được các nguyên lý hoạt động của các mạch điện chiếu sáng cơ bản, các thiết bị điện gia dụng, động cơ điện.

+ Kỹ năng nghề: Thực hiện công việc lắp đặt các mạch điện chiếu sáng, kiểm tra sửa chữa được các thiết bị điện gia dụng, vận hành được động cơ trên các mô hình, sửa chữa các động cơ điện 1 pha, 3 pha.

+ Các kỹ năng cần thiết khác: Có thể lắp được các tủ điện điều khiển cho động cơ.

+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp; có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân; có tinh thần cầu tiến, thiết lập mối quan hệ công tác tốt với đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và giao tiếp xã hội.

Thông báo

TÀI LIỆU

Văn bản

Liên kết hệ thống

Liên kết hệ thống

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập: 134540
Scroll to Top
Scroll to Top