KẾ HOẠCH Tuyển sinh, đào tạo nghề cho người lao động năm 2023

UBND HUYỆN TÂY SƠN                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRUNG TÂM GDNN GDTX                                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:      /KH-TTGDNNGDTX                        Tây Sơn, ngày 27 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

Tuyển sinh, đào tạo nghề cho người lao động năm 2023

 

Thực hiện Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 08/02/2023 của UBND huyện Tây Sơn về việc triển khai thực hiện công tác đào tạo cho người lao động trên địa bàn huyện năm 2023;

Trung tâm GDNN – GDTX huyện xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo nghề năm 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

– Tuyển sinh, đào tạo nghề cho người lao động để có kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nhu cầu chuyển đổi nghề sang lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ;

– Nâng cao chất lượng và kỹ năng nghề nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, gắn công tác đào tạo nghề với nhu cầu thị trường lao động, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội;

– Tránh hình thức, đảm bảo tính hiệu quả trong tuyển sinh và đào tạo, không tổ chức dạy và học nghề khi người lao động không dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề;

– Chú trọng đào tạo thường xuyên, đào tạo cập nhật, đào tạo lại và đào tạo tại doanh nghiệp để phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp, duy trì việc làm bền vững cho người lao động.

II. NỘI DUNG

1. Đối tượng tuyển sinh, đào tạo

      1.1. Tuyển sinh, đào tạo trình độ sơ cấp nghề và đào tạo thường xuyên: Nam (từ 15 – 60 tuổi), Nữ (từ 15 – 55 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với ngành nghề cần học và có hộ khẩu thường trú tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

      1.2. Tuyển sinh, đào tạo trình độ Trung cấp: Học sinh đã tốt nghiệp THCS, THPT trở lên.

2. Chỉ tiêu

       2.1. Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên: 400 chỉ tiêu, trong đó các ngành nghề đào tạo theo bảng thống kê sau:

Stt Tên nghề Chỉ tiêu tuyển sinh

(người)

Địa bàn dự kiến

tuyển sinh

(xã)

Ghi chú
I Nghề nông nghiệp 180    
1 Nuôi và phòng trị bệnh trâu, bò 75 Tây Thuận, Tây Xuân, Vĩnh An Dưới 3 tháng
2 Trồng cây có múi 30 Bình Thành Dưới 3 tháng
3 Trồng và nhân giống nấm 30 Tây Phú Dưới 3 tháng
4 Quản lý dịch hại tổng hợp 45 Vĩnh An, Bình Nghi, Bình Hòa, Bình Thuận Dưới 3 tháng
II Nghề phi nông nghiệp 220    
1 Kỹ thuật chế biến món ăn 105 Tây Xuân, Vĩnh An, Tây Phú, Tây Vinh Sơ cấp
2 Điện dân dụng 30 Bình Nghi Sơ cấp
3 May công nghiệp 25 Tây Thuận Sơ cấp
4 Sản xuất hàng mây tre đan (Đan nhựa giả mây) 60 Bình Thành, Bình Nghi Dưới 3 tháng
Tổng cộng (I+II) 400

* Trong quá trình tổ chức thực hiện, tùy theo nhu cầu học nghề thực tế của người lao động ở các xã, thị trấn có thể điều chỉnh cho phù hợp.   

      2.2. Trình độ Trung cấp: 100 chỉ tiêu, trong đó chú trọng các ngành, nghề sau: Tin học, Kế toán, Kỹ thuật chế biến món ăn, Thú y, Điện công nghiệp…

3. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề: Đạt trên 85% (qua tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm).

4. Hình thức tuyển sinh: Thông báo tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, bảng thông tin tuyển sinh, Website Trung tâm (Trong đó chú ý phối hợp với UBND, hội đoàn thể các xã).

5. Thời gian

– Đợt 1: Từ ngày 01/01 ÷ 31/3/2023: Khảo sát nhu cầu học nghề, tư vấn học nghề.

– Đợt 2: Từ ngày 01/04 ÷ 30/6/2023: Chốt danh sách đăng ký học nghề.

– Đợt 3: Từ ngày 01/07 ÷ 31/8/2023: Tiếp tục chốt danh sách đăng ký học nghề và giới thiệu việc làm.

6. Kinh phí tuyển sinh: Thực hiện theo quy định hiện hành.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

  1. Công tác tuyên truyền vận động

Phối hợp với UBND, hội đoàn thể các xã phổ biến, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho người lao động góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác đào tạo nghề, việc làm. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc vận động tham gia học nghề, huy động các nguồn lực cho đào tạo nghề.

  1. Tổ chức khảo sát, thống kê nhu cầu học nghề của người lao động

Phối hợp với UBND, hội đoàn thể các xã tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó xác định thế mạnh và mô hình đào tạo cho phù hợp, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động tốt nghiệp có việc làm và làm đúng nghề được đào tạo.

  1. Huy động các nguồn lực cho đào tạo nghề

Đa dạng và thu hút các nguồn lực đào tạo nghề, đồng thời thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho người lao động theo quy định hiện hành.

  1. Thực hiện quy chế phối hợp

– Phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các xã, thị trấn điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm của người lao động, theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của người lao động sau học nghề; thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo các ngành nghề cho người lao động.

– Phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện và các ngành có liên quan tăng cường công tác kết nối, giới thiệu việc làm cho học viên sau đào tạo, đồng thời theo dõi đánh giá hiệu quả giải quyết việc làm đối với lao động sau học nghề (gồm tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Bộ phận tuyển sinh

– Phối hợp với UBND, hội đoàn thể các xã phổ biến, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho người lao động góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác đào tạo nghề, việc làm.

– Thường xuyên tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó xác định thế mạnh và mô hình đào tạo cho phù hợp, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động tốt nghiệp có việc làm và làm đúng nghề được đào tạo.

– Sau mỗi đợt tuyển sinh, tổ chức mở lớp phải báo cáo kết quả về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, UBND huyện và các phòng chuyên môn có liên quan của huyện; đồng thời tổ chức họp rút kinh nghiệm cho đợt tuyển sinh tiếp theo.

  1. Tổ Đào tạo nghề – Hướng nghiệp

– Phối hợp với bộ phận tuyển sinh để phân công cụ thể cho giáo viên phụ trách từng địa bàn tuyển sinh (xã, thôn).

– Tổ chức thu nhận hồ sơ học nghề và xét tuyển các học viên đăng ký học nghề.

  1. Tổ Hành chính – Tổng hợp, Giáo vụ

– Chuẩn bị và lập dự trù kinh phí tuyển sinh, đào tạo nghề.

– Phối hợp với bộ phận tuyển sinh tham gia công tác tuyển sinh.

Trên đây là kế hoạch tuyển sinh, đào tạo nghề năm 2023 của Trung tâm. Ban Giám đốc yêu cầu Tổ trưởng các tổ triển khai nội dung của kế hoạch này cho toàn thể viên chức và người lao động trong toàn trung tâm thực hiện./.

 

Nơi nhận:

– UBND huyện, Sở LĐ-TB&XH (b/c);

– Ban Giám đốc, bộ phận tuyển sinh (t/hiện);

– Lưu: VT, ĐTN-HN.                                                                                                             

 

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

 

Lê Văn Quá

 

Thông báo

TÀI LIỆU

Văn bản

Liên kết hệ thống

Liên kết hệ thống

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập: 133516
Scroll to Top
Scroll to Top