I/ ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH VÀ HÌNH THỨC TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh là người trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15-55 tuổi; nam từ đủ 15-60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên đào tạo nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm.
2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển và được thực hiện nhiều lần trong năm.
II/ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC NGHỀ
Người học tham gia học nghề được hưởng chính sách theo quy định Nhà nước, cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ chi phí đào tạo: Được hỗ trợ chi phí đào tạo (Người học không phải đóng học phí và chi phí thực hành).
2. Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại
a) Đối tượng được hỗ trợ: Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm.
b) Mức hỗ trợ:
– Mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học.
– Mức hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.
(Nếu người học bỏ học thì Trung tâm sẽ không thanh toán tiền ăn, tiền đi lại trong thời gian học tập).
3. Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách quy định. Những người đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định. Riêng những người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định, nhưng tối đa không quá 03 lần.
III/ THỜI GIAN MỞ LỚP, THỜI GIAN HỌC VÀ CẤP CHỨNG CHỈ
– Mở lớp thường xuyên trong năm tùy theo số lượng học viên đăng ký.
– Thời gian học: Từ 02 đến 03 tháng tùy theo nghề đào tạo.
– Cấp chứng chỉ: Chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
IV/ TỔ CHỨC VIỆC LÀM SAU KHÓA HỌC
Người học sau khi hoàn thành khóa học được giới thiệu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ sẽ nhận học viên sau khi hoàn thành khóa học (Có phục lục 2 kèm theo). Ngoài ra, học viên có thể tự thành lập tổ sản xuất hoặc tự tạo việc làm và có thể đăng ký xuất khẩu lao động tại các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Oman…
V/ THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ
Người học có nhu cầu học nghề nộp hồ sơ đăng ký tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Tây Sơn.
Thời gian nộp hồ sơ đăng ký: chậm nhất trước ngày 31/8/2022.
VI/ THÔNG TIN LIÊN HỆ
– Mọi chi tiết, xin vui lòng liên hệ: Trung tâm GDNN-GDTX huyện Tây Sơn.
– Địa chỉ: Thôn Phú An, xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
– Điện thoại: 0256.3880438 Email: gdtxtayson@gmail.com
– Cán bộ phụ trách: Nguyễn Quang Minh.
– Di động: 0917074439, 0917643838.
TT | Tên nghề đào tạo | Chỉ tiêu tuyển sinh | Thời gian đào tạo | Địa điểm đào tạo |
Nội dung đào tạo |
1 | May công nghiệp | 25 | 3 tháng | Tại Trung tâm
hoặc xã |
Sử dụng thành thạo máy may công nghiệp; Biết may áo sơ mi, quần âu. |
2 | Điện dân dụng | 25 | 3 tháng | Tại Trung tâm
hoặc xã |
Kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế các hư hỏng thường gặp các thiết bị điện gia dụng như: bàn là, nồi cơm điện, máy bơm nước, quạt điện; Quấn động cơ điện và máy biến áp; Kiểm tra sửa chữa động cơ điện và máy biến áp; Lắp mạch điều khiển dùng khởi động từ đơn và khởi động từ kép. |
3 | Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò | 50 | 2 tháng | Tại Trung tâm
hoặc xã |
Xác định được nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán và phương pháp phòng – trị bệnh thường gặp ở trâu, bò |
4 | Sửa chữa máy nông nghiệp | 25 | 2 tháng | Tại Trung tâm
hoặc xã |
Chuẩn đoán được hư hỏng thông thường của các máy nông nghiệp. Thực hiện được công việc bảo dưỡng các hệ thống trên động cơ đốt trong đúng yêu cầu kỹ thuật. Kiểm tra, sửa chữa được các hư hỏng thông thường trên các máy nông nghiệp. |
5 | Kỹ thuật chế biến món ăn | 50 | 3 tháng | Tại Trung tâm
hoặc xã |
Phân loại, lựa chọn và sơ chế, cắt tỉa nguyên liệu cơ bản. Phối hợp nguyên phụ liệu động, thực vật cơ bản và trình bày món ăn. Xây dựng thực đơn, kỹ thuật bày bàn. Gấp được các kiểu khăn ăn. Chế biến được các món ăn thông dụng và các món ăn đặc biệt. |
6 | Nuôi và phòng trị bệnh cho gà | 25 | 2 tháng | Tại Trung tâm
hoặc xã |
Thực hiện thành thạo các công việc trong quy trình chăn nuôi gà thả vườn đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả cao. Thực hiện được chẩn đoán và đưa ra được biện pháp phòng trị các bệnh cho gà. |
7 | Quản lý dịch hại tổng hợp | 25 | 2 tháng | Tại Trung tâm
hoặc xã |
Thực hiện đúng các thao tác cơ bản trong qui trình kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp. Thực hiện thành thạo các thao tác cơ bản trong từng biện pháp trong quản lý dịch hại tổng hợp. Có khả năng xử lý những phát sinh cơ bản và điều chỉnh kịp thời những tín hiệu lỗi, những sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện nghề nghiệp. |
8 | Trồng và nhân giống nấm | 25 | 2 tháng | Tại Trung tâm
hoặc xã |
Thực hiện các bước làm giá thể, cấy giống, chăm sóc, thu hái các loại nấm: nấm sò, nấm rơm…Phát hiện kịp thời bệnh sinh lý, bệnh nhiễm ở nấm và tìm được biện pháp khắc phục. |
9 | Trồng cây có múi | 25 | 2 tháng | Tại Trung tâm
hoặc xã |
Rèn luyện kỹ năng nhân giống bằng các phương pháp: gieo hạt, giâm cành, chiết cành, ghép; Thiết kế vườn trồng, chuẩn bị đất trồng; Thực hiện thành thạo kỹ thuật trồng, bón phân, chăm sóc các loại cây: cam, bưởi, chanh, quýt; các biện pháp quản lý, phòng ngừa bệnh hại. |
10 | Sản xuất hàng mây tre đan (Đan nhựa giả mây) | 25 | 2 tháng | Tại Trung tâm
hoặc xã |
Đan được các kiểu đan đơn giản như: long mốt, long đôi, long ba đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Tết được các kiểu hoa văn như: mắt cáo, chữ thập, ca rô, hoa thị; Đan được các sản phẩm bàn, ghế theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. |
11 | Nghiệp vụ lưu trú | 25 | 2 tháng | Tại Trung tâm
hoặc xã |
Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất vệ sinh; Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận lưu trú (buồng); Giám sát được các tiêu chuẩn và các quy trình vệ sinh… |
12 | Nghiệp vụ nhà hàng | 25 | 2 tháng | Tại Trung tâm
hoặc xã |
Thực hiện được việc đón tiếp khách, tiếp nhận yêu cầu và thao tác phục vụ khách ăn uống trong môi trường một ca làm việc tại nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác; Thao tác đúng yêu cầu kỹ thuật trong việc đặt bàn ăn và phục vụ các bữa ăn điểm tâm, trưa, tối, tiệc Âu, Á; Xử lý được các tình huống phát sinh trong quá trình phục vụ khách đảm bảo hài lòng khách hàng và cân đối quyền lợi của doanh nghiệp… |
13 | Kỹ thuật xây dựng | 25 | 2 tháng | Tại Trung tâm
hoặc xã |
Sử dụng thành thạo các dụng cụ thủ công; Xây các kết cấu gạch đá, sản xuất và thi công các kết cấu bê tông trong xây dựng… |
14 | Kỹ thuật hàn | 25 | 2 tháng | Tại Trung tâm
hoặc xã |
Hàn được các mối hàn ở các vị trí hàn bằng, hàn ngang bằng các phương pháp SMAW, GTAW, GMAW. |